• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Luật hôn nhân và gia đình quy định về các điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo dựa trên cơ sở tự nguyện của các bên.

  • Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
  • mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
  • Hỏi đáp luật hôn nhân
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Kiến thức của bạn:

          Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014

Câu trả lời của Luật sư:

         Hạnh phúc lớn nhất của người phụ nữ là được làm mẹ đó là thiên chức thiêng liêng nhất và cao cả nhất. Dẫu vậy, không hẳn ai trong cuộc sống đều có thể làm mẹ, vì một số lý do sinh học họ không được may mắn để có thể mang thai mặc dù đã áp dụng tất cả các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến, không thể sinh ra những đứa trẻ xinh xắn và khỏe mạnh. Do vậy, vì mục đích nhân đạo pháp luật hôn nhân và gia đình cho phép một người phụ nữ giúp mang thai hộ một cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai được và việc mang thai hộ phải có đủ các điều kiện mà pháp luật quy định.

1. Căn cứ pháp lý:

           Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

          Nghị định số 10/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

- Nội dung tư vấn:   

    Khoản 22, điều 3 Luật hôn nhân gia đình 2014 giải thích:  

22. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.

        Như vậy, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.

          Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo (Điều 95 - Luật hôn nhân và gia đình 2014) bao gồm:

         - Thứ nhất, việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản.

         Trước hết, việc mang thai hộ giữa cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ phải lập thành văn bản theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định số 10/2015/NĐ-CP. Và mang thai hộ phải là ý chí tự nguyện của đôi bên, và không có sự vụ lợi trong việc mang thai hộ.

         - Thứ hai, vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;

        Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm:

       + Cơ sở phụ sản, sản - nhi của Nhà nước từ tuyến tỉnh trở lên;

       + Bệnh viện đa khoa tư nhân có khoa sản, khoa sản - nhi;

       + Bệnh viện chuyên khoa phụ sản, chuyên khoa sản - nhi tư nhân;

       + Bệnh viện chuyên khoa nam học và hiếm muộn.

b) Vợ chồng đang không có con chung;

c) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

       - Thứ ba, người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ;

      Người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ bao gồm: Anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì của họ; anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha với họ.

b) Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần;

c) Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ;

d) Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng;

đ) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

      Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi về vấn đề mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, vì vậy, mọi thắc mắc hay cần tư vấn về vấn đề liên quan luật Hôn nhân và gia đình hay tư vấn pháp luật dân sự hãy kết nối với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 24/7 19006500 hoặc bạn có thể gửi qua hòm thư điện tử lienhe@luattoanquoc.com hoặc có thể đến trực tiếp văn phòng Công ty Luật Toàn quốc của chúng tôi tại Tầng 3, tòa nhà 463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.

Bài viết tham khảo

 
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178