• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Những điều cần biết về vệ sinh an toàn thực phẩm...vậy, vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?...Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm..

  • Vệ sinh an toàn thực phẩm là gì theo quy định hiện nay
  • Vệ sinh an toàn thực phẩm là gì
  • Pháp luật doanh nghiệp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Vệ sinh an toàn thực phẩm là gì

Câu hỏi của bạn:

     Xin chào luật sư! tôi muốn hỏi về các khái niệm liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm, hồ sơ xin cấp giấy an toàn vệ sinh thực phẩm bao gồm những giấy tờ gì?

     Mong luật sư giải đáp cho tôi. Xin cảm ơn luật sư

Câu trả lời của luật sư:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về vệ sinh an toàn thực phẩm là gì, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vệ sinh an toàn thực phẩm là gì như sau:

Cơ sở pháp lý:

1. Vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?

    Hiện nay, các loại thực phẩm sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoài nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều chủng loại. các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm bẩn ngày càng tăng cao. Do đó, Bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm là quyền và nghĩa vụ của toàn dân, của cơ quan chức năng để bảo vệ sức khỏe nhân dân, duy trì và phát triển kinh tế xã hội. Theo đó, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm để nhà nước kiểm soát mức độ an toàn của thực phẩm được bán ra thị trường. Vậy, vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?

     Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm. Vệ sinh thực phẩm là mọi điều kiện và biện pháp cần thiết để đảm bảo sự an toàn và phù hợp của thực phẩm ở mọi khâu thuộc chu trình thực phẩm.

     Do đó, có thể hiểu vệ sinh an toàn thực phẩm là tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm bảo đảm cho thực phẩm sạch, an toàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng. Vì vậy, vệ sinh an toàn thực phẩm là công việc đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều khâu có liên quan đến thực phẩm như nông nghiệp, thú y, cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm, y tế, người tiêu dùng.

2. Điều kiện chung về bảo đảm an toàn đối với thực phẩm và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm

  • Đối với thực phẩm:

    Theo quy định tại điều 10 Luật an toàn thực phẩm năm 2010, điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm bao gồm các tiêu chí sau:

   Thứ nhất: Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người

    Thứ hai: Tùy từng loại thực phẩm, ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này, thực phẩm còn phải đáp ứng một hoặc một số quy định sau đây

  •  Quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  •  Quy định về bao gói và ghi nhãn thực phẩm;
  •  Quy định về bảo quản thực phẩm.
  • Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm:

    Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

  • Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
  • Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuậtphục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  • Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại
  • Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
  • Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  • Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

3. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

     Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định tại Điều 36 luật an toàn thực phẩm 2010, cụ thể như sau:

Điều 36. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

1. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm có:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

c) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

d) Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;

đ) Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

     Theo đó, hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bao gồm các giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ bảo đảm điều kiện ATTP, bao gồm:
    + Bản vẽ sơ đồ mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh và các khu vực xung quanh.
    + Bản mô tả quy trình chế biến (quy trình công nghệ) cho nhóm sản phẩm hoặc mỗi sản phẩm đặc thù.
  • Bản cam kết đảm bảo giấy phép ATTP đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm thực phẩm do cơ sở sản xuất và kinh doanh;
  • Bản sao công chứng giấy chứng nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh
  • Bản sao công chứng Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức ATTP của từng cá nhân tham gia sản xuất kinh doanh thực phẩm trong cơ sở;

     Ngoài ra, đối với cơ sở đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ATTP theo HACCP (hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn), trong hồ sơ phải có bản sao công chứng giấy chứng nhận HACCP.

     Kết luận: Trên đây là một số vấn đề liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm là gì và thành phần hồ sơ để đăng ký xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Hãy lên tiếng cũng như loại bỏ những thực phẩm không đảm bảo an toàn đang tràn lan trên thị trường hiện nay. Đồng thời, các nhà kinh doanh thực phẩm cần phải đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất, kinh doanh ra thị trường và đăng ký xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định.

Tình huống tham khảo:

       Chào Luật sư, tôi có thắc mắc về vệ sinh an toàn thực phẩm như sau: Tôi có mở cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố, cụ thể là chế biến suất ăn sẵn thì có phải xin cấp giấy phép cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm không?

Trả lời: Với trường hợp của bạn, khi bạn mở cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố thì sẽ không phải xin cấp phép cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm mà chỉ phải đáp ứng các điều kiện về bảo đảm an toàn thực phẩm với việc kinh doanh loại hình này. Cụ thể, về các điều kiện bạn có thể tham khảo thêm tại điều 3 Thông tư 30/2012/TT-BYT về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến suất ăn sẵn như sau:

     Điều 3. Đối với cơ sở chế biến suất ăn sẵn

  1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ và người trực tiếp chế biến suất ăn sẵn tuân thủ theo các yêu cầu quy định tại Điều 1, 2, 3 và Điều 4 Thông tư số 15/2012/TT-BYT ngày 12 tháng 09 năm 2012 của Bộ Y tế quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.   2. Số lượng suất ăn của cơ sở chế biến suất ăn sẵn trong thực tế phải phù hợp với công năng thiết kế dây chuyền chế biến suất ăn sẵn của cơ sở.

  3. Nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thực phẩm bao gói sẵn phải có hợp đồng về nguồn cung cấp theo quy định và còn hạn sử dụng; phụ gia thực phẩm trong danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng do Bộ Y tế ban hành.

  4. Nước đá sử dụng trong ăn uống phải được sản xuất từ nguồn nước phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về chất lượng nước ăn uống số 01:2009/BYT.

  5. Có đầy đủ sổ sách ghi chép việc thực hiện chế độ kiểm thực 3 bước theo hướng dẫn của Bộ Y tế; có đủ dụng cụ lưu mẫu thức ăn, tủ bảo quản mẫu thức ăn lưu và bảo đảm chế độ lưu mẫu thực phẩm tại cơ sở ít nhất là 24 giờ kể từ khi suất ăn sẵn được chế biến xong.

  6. Bảo đảm an toàn thực phẩm trong vận chuyển suất ăn sẵn, thực phẩm ăn ngay:

  a) Thiết bị chứa đựng suất ăn sẵn, thực phẩm ăn ngay phải ngăn cách với môi trường xung quanh, tránh sự xâm nhập của bụi, côn trùng và phù hợp với kích thước thực phẩm được vận chuyển;

  b) Thiết bị vận chuyển chuyên dụng, dụng cụ, bao bì chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với suất ăn sẵn, thực phẩm ăn ngay phải được chế tạo bằng vật liệu không làm ô nhiễm thực phẩm và dễ làm sạch; phải bảo đảm vệ sinh sạch sẽ trước, trong và sau khi vận chuyển suất ăn sẵn, thực phẩm ăn ngay;

  c) Đủ thiết bị kiểm soát được nhiệt độ, độ ẩm, thông gió và các yếu tố ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm theo yêu cầu kỹ thuật để bảo quản đối với suất ăn sẵn, thực phẩm ăn ngay trong suốt quá trình vận chuyển;

  d) Phải có nội quy quy định về chế độ bảo đảm an toàn thực phẩm trong vận chuyển suất ăn sẵn, thực phẩm ăn ngay; duy trì và kiểm soát chế độ bảo quản theo yêu cầu trong suốt quá trình vận chuyển;

  đ) Trang thiết bị, dụng cụ vận chuyển suất ăn sẵn, thực phẩm ăn ngay không được chứa cùng với hàng hoá độc hại hoặc gây nhiễm chéo ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn thực phẩm.

  e) Thời gian bảo quản, vận chuyển suất ăn sẵn, thực phẩm ăn ngay từ khi chế biến xong đến khi ăn không quá 4 giờ (nếu thực phẩm không thể bảo quản nóng, lạnh hay đông lạnh); thời gian từ khi vận chuyển suất ăn sẵn đến khi ăn trong trường hợp không có trang thiết bị bảo quản chuyên dụng (ủ nóng, tủ đông lạnh) không quá 2 giờ. Nếu quá thời gian trên phải có biện pháp gia nhiệt, thanh trùng bảo đảm an toàn thực phẩm trước khi sử dụng để ăn uống.

Liên hệ Luật sư tư vấn về: vệ sinh an toàn thực phẩm

Nếu bạn đang gặp vướng mắc về vệ sinh an toàn thực phẩm mà không thể tự mình giải quyết được, thì bạn hãy gọi cho Luật Sư. Luật Sư luôn sẵn sàng đồng hành, chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ tư vấn cho bạn về vệ sinh an toàn thực phẩm. Bạn có thể liên hệ với Luật Sư theo những cách sau.

  •   Luật sư tư vấn miễn phí qua tổng đài: 19006500      
  •  Tư vấn qua Zalo: Số điện thoại zalo Luật sư: 0931191033
  •  Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi tới địa chỉ Email: [email protected]

Bài viết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178