Hình thức giao dịch dân sự được quy định như thế nào?
15:59 04/01/2024
Hình thức của giao dịch dân sự là gì? Trong trường hợp nào thì giao dịch dân sự bắt buộc phải lập thành văn bản có công chứng?
- Hình thức giao dịch dân sự được quy định như thế nào?
- Hình thức giao dịch dân sự
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Hình thức giao dịch dân sự được quy định như thế nào?
Trong giao dịch dân sự, để giao dịch có hiệu lực cần đảm bảo cả yếu tố nội dung và cả hình thức theo quy định pháp luật. Vậy hiện nay pháp luật có quy định như thế nào về hình thức giao dịch dân sự? Bài viết dưới đây Luật Toàn Quốc sẽ giải đáp cho bạn về hình thức giao dịch dân sự được quy định như thế nào?
1. Giao dịch dân sự là gì?
“Giao dịch dân sự” được hiểu là sự kết nối giữa các chủ thể với nhau nhằm xác lập các quan hệ dân sự ( quan hệ về tài sản, nhân thân trong các lĩnh vực hôn nhân – gia đình, kinh doanh – thương mại, lao động).
Theo điều 116-Bộ luật dân sự 2015 quy định:
Điều 116: Giao dịch dân sự
Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Trong đó, hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015).
Còn hành vi pháp lý đơn phương thể hiện ý chí của một chủ thể hướng đến chủ thể thứ hai nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Hành vi pháp lý đơn phương còn gọi là giao dịch dân sự đơn phương.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là gì?
Hình thức của giao dịch dân sự chính là công cụ, cách thức thể hiện nội dung của giao dịch dân sự.
Hình thức giao dịch dân sự có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Các chủ thể có quyền lựa chọn hình thức giao dịch. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì các chủ thể không có quyền lựa chọn hình thức giao dịch mà phải tuân theo quy định của pháp luật.
3. Giao dịch dân sự nào bắt buộc phải lập thành văn bản có công chứng
Một số giao dịch bắt buộc phải lập thành văn bản có công chứng thường diễn ra ở các giao dịch có tính chất chuyển dịch tài sản nhằm đảo bảo an toàn và quyền lợi của người dân được quy định trong Bộ luật dân sự 2015, Luật đất đai 2013, Luật nhà ở 2014 và các văn bản liên quan.
Dưới đây là một số trường hợp hay gặp, đòi hỏi giao dịch phải được thể hiện bằng hình thức văn bản có công chứng:
Thứ nhất, giao dịch chuyển dịch tài sản liên quan đến quyền sử dụng đất quy định tại khoản 3 điều 167 Luật Đất đai năm 2013.
Các loại hợp đồng liên quan đến đất đai phải công chứng như:
- Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;
- Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;
- Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;
- Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;
- Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;
- Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
Thứ hai, Di chúc dưới hình thức văn bản phải công chứng quy định tại khoản 3 Điều 630 và khoản 5 Điều 647 Bộ luật dân sự 2015 bao gồm: Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ; Di chúc miệng hợp pháp; Di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài.
Ngoài ra, còn một số trường hợp khác đòi hỏi các giao dịch phải được thực hiện bằng văn bản và công chứng theo quy định của các ngành luật cụ thể.
4. Hỏi đáp về hình thức giao dịch dân sự
Câu hỏi 1: Giao dịch không đảm bảo về hình thức thì có vô hiệu hay không?
Theo diều 129 Bộ luật dân sự 2015 quy định, Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu.
Câu hỏi 2: Trường hợp nào các bên vi phạm hình thức mà giao dịch dân sự vân có hiệu lực?
Theo điều 129 Bộ luật dân sự 2015 quy định: giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật; hoặc giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.
Câu hỏi 3: Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm hình thức luật định?
Hậu quả pháp lý giao dịch dân sự vô hiệu được quy định chung tại điều 131 Bộ luật dân sự 2015, giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập, và các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Bài viết liên quan:
- Giao dịch dân sự do vi phạm điều cấm của luật là như thế nào?
- Giao dịch dân sự vô hiệu do người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi xấc lập
- Soạn hợp đồng mua bán xe cũ
Liên hệ Luật sư tư vấn về: Hình thức giao dịch dân sự?
Nếu bạn đang gặp vướng mắc về giao dịch dân sự mà không thể tự mình giải quyết được, thì bạn hãy gọi cho Luật Sư. Luật Sư luôn sẵn sàng đồng hành, chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ tư vấn cho bạn về quy định pháp luật giao dịch dân sự. Bạn có thể liên hệ với Luật Sư theo những cách sau.
+ Luật Sư tư vấn miễn phí qua tổng đài: 19006500
+ Tư vấn qua Zalo: Số điện thoại zalo Luật Sư: 0931191033
+ Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi tới địa chỉ Email: [email protected]
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!