Giao dịch dân sự do vi phạm điều cấm của luật là như thế nào?
15:01 04/01/2024
Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật là như thế nào? Hậu quả pháp lý là gì khi giao dịch dân sự vô hiệu
- Giao dịch dân sự do vi phạm điều cấm của luật là như thế nào?
- Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật
Trong xã hội ngày này, giao dịch dân sự diễn ra mỗi ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể đảm bảo rằng giao dịch dân sự mà mình đã tham gia là có hiệu lực pháp luật. Bài viết dưới đây Luật Toàn Quốc sẽ phân tích về trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, để chúng ta hiểu rõ hơn và tránh gặp phải.
1. Giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật là như thế nào?
Theo điều 116 Bộ luật dân sự 2015 thì Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương, làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Vi phạm điều cấm của luật là hành vi mà trái phái pháp luật, pháp luật yêu cầu "không được" phép làm mà vẫn làm. Hành vi này có thể được thể hiện bằng hành động hoặc không hành động và trái với các ngành luật quy định.
Như vậy giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật là các hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương mà có tình tiết trái với điều mà luật đã quy định.
2. Giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật có vô hiệu không?
Theo điều 123 - Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:
Điều 123. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội
Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.
Như vậy rõ ràng, khi giao dịch giữa các chủ thể với nhau mà có nội dung và mục đích không bảo đảm điều kiện pháp luật quy định thì giao dịch đó vô hiệu. Hay có thể hiểu, khi giao dịch dân sự được xác lập mà có thể sẽ gây ảnh hưởng đến những lợi ích của các chủ thể trong giao dịch, điều mà các chủ thể hướng tới khi thực hiện giao dịch này, hay thậm chí có thể ảnh hưởng tới lợi ích của cộng đồng.... thì giao dịch đó có thể sẽ vô hiệu.
3. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sư vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật?
Giao dịch dân sự mà bị vô hiệu do bất kì nguyên nhân nào thì cũng sẽ chịu hậu quả pháp lý theo quy định của giao dịch dân sự vô hiệu chung tại điều 131 BLDS 2015 như sau:
Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.
Như vậy, giao dịch dân sự vô hiệu sẽ không làm phát sinh những quan hệ pháp luật mà bên chủ thể dự định trước. Do vậy cũng không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên từ thời điểm giao dịch được xác lập. Bên cạnh đó, các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu như khi chưa xác lập giao dịch.
Tuy nhiên,nếu bên ngay tình thu được hoa lợi, lợi tức thì sẽ không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó. Điều này được ghi nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ người thứ ba ngay tình, bởi chủ thể này bỏ công sức tạo lập hoa lợi, lợi tức thì họ xứng đáng nhận được điều đó. Và bản thân họ là người mong muốn xác lập giao dịch, tuy nhiên vì lý do chủ quan hay khách quan của bên còn lại nên mới dẫn tới việc giao dịch vô hiệu. Đồng thời, bên có lỗi sẽ phải bồi thường thiệthại, những chủ thể bị thiệt hại có thể chứng minh và yêu cầu người có lỗi phải bồi thường cho hành vi trái pháp luật và tương ứng với mức độ mà họ gây ra.
4. Hỏi đáp về giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật
Câu hỏi 1: Giao dịch vô hiệu từng phần là gì?
Theo điều 130 Bộ luật dân sự 2015, giao dịch vô hiệu từng phần là khi một phần nội dung của giao dịch dân sự vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực còn lại của giao dịch.
Câu hỏi 2: Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật là giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối hay tương đối?
Giao dịch dân sự có nội dung và mục đích vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội là những giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối. Chính vì vậy, giao dịch dân sư vi phạm điều cấm của luật là giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối
Câu 3: Người chưa thành niên tham gia các giao dịch phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày có bị vô hiệu không?
Theo quy địn tại điều 125 - BLDS 2015, Giao dịch dân sự của người chưa thành niên nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó không bị vô hiệu
Bài viết liên quan:
- Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo là gì?
- Giao dịch dân sự vô hiệu trong một số trường hợp đặc biệt
- Soạn hợp đồng mua bán xe cũ
Liên hệ Luật sư tư vấn về: Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật?
Nếu bạn đang gặp vướng mắc về giao dịch dân sự vô hiệu mà không thể tự mình giải quyết được, thì bạn hãy gọi cho Luật Sư. Luật Sư luôn sẵn sàng đồng hành, chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ tư vấn cho bạn về giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật. Bạn có thể liên hệ với Luật Sư theo những cách sau.
+ Luật Sư tư vấn miễn phí qua tổng đài: 19006500
+ Tư vấn qua Zalo: Số điện thoại zalo Luật Sư: 0931191033
+ Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi tới địa chỉ Email: [email protected]
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!